Tôi chỉ không muốn ai lợi dụng những tấm ảnh đó cho bất kỳ dự án nào. Tôi không tán thành hay đưa lời khuyên cho các dự án”.
Trong một đoạn tweet trước đó nữa, ông cho rằng có nhiều người hiện e ngại việc chụp ảnh cùng ông.
![]() |
Hai đoạn tweet liên tiếp của CZ về chủ đề selfie. (Ảnh: Hải Đăng) |
Ông chủ sàn Binance viết nội dung trên sau khi một đoạn tweet khác của ông được dẫn lại trên truyền thông Việt Nam, trở thành đề tài bàn tán cho nhiều người trong giới blockchain, tiền mã hoá.
Cụ thể, trong vài dòng trên Twitter, CZ viết: “Nếu ai đó gửi cho bạn một tấm ảnh giữa họ và tôi, và nhận là biết tôi rất rõ. Hãy xem đó là những kẻ lừa đảo.
Bạn bè thật sự của tôi không làm vậy. Không cần thiết”.
![]() |
Đoạn viết này của CZ xuất hiện trên truyền thông Việt Nam và trở thành đề tài được bàn tán trên mạng xã hội. |
Bài viết về đoạn tweet trên đây được nhiều người trong giới chia sẻ, và cho rằng CZ ám chỉ một số người dùng tên tuổi của ông để quảng bá cho các dự án của họ. Một số người được cho là đã tự gỡ ảnh chụp với CZ tại Hà Nội.
Trên thực tế, CZ viết về việc lợi dụng tên tuổi của ông vào ngày 23/5, trước khi ông đặt chân đến Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cách chủ sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới cảnh báo những người mượn tên tuổi ông, và cả những người nhẹ dạ.
Việc viết một đoạn tweet mới như trên của CZ như một cách để xoa dịu những người không có ý định dùng hình ảnh của ông vào ý đồ xấu.
Cuối tuần trước, nhà sáng lập Binance có chuyến công tác đến Việt Nam để tham dự các sự kiện về blockchain. Sáng 4/6, ông có mặt tại Hội thảo Vietnam NFT Summit 2022 diễn ra tại Thủ đô.
Trước khi CZ đến Việt Nam, Binance đã có khá nhiều hoạt động hội thảo, gặp gỡ sôi nổi với giới công nghệ trong nước. Việc ông chủ sàn này có mặt tại Hà Nội cho thấy sự quan tâm nhất định của họ đối với đất nước gần trăm triệu dân, tập hợp nhiều người giỏi về công nghệ và rất quan tâm đến thị trường tiền kỹ thuật số.
CZ đến Việt Nam trong bối cảnh thị trường tiền mã hoá lao dốc, nhiều đồng coin chủ đạo bị chia đôi, chia ba. Trên mạng xã hội, nhiều người đòi đi gặp CEO Binance để “đòi lại sổ đỏ” - một cách pha trò ám chỉ việc rất nhiều người thua lỗ và mất tài sản khi tham gia thị trường tiền số.
Việc thị trường đang trong kỳ ngủ đông cũng khiến bản thân những nhà sáng lập tiền mã hoá chịu sự thua lỗ, CZ là một trong số đó. Theo tính toán, ông đã mất gần 90% tài sản kể từ đầu năm, từng sở hữu tài sản khoảng 96 tỷ USD, nhưng đã tụt xuống còn chưa tới 12 tỷ USD.
Sàn giao dịch tiền số Binance thành lập năm 2017, được định giá khoảng 300 tỷ USD, cao hơn 6 lần so với sàn Coinbase tại Mỹ. Sự lớn mạnh của Binace biến CZ, 44 tuổi, thành tỷ phú USD, từng xếp thứ 15 trong những người giàu nhất thế giới.
Hải Đăng
Nhà sáng lập Binance lên tiếng cảnh báo về những trường hợp người khác dùng ảnh chụp chung với ông để lừa đảo nhà đầu tư tiền số.
" alt=""/>CZ: Cứ thoải mái chia sẻ ảnh chụp chung với tôiĐó là trường hợp của em Lê Thị Hằng (SN 2002), học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thương cho hoàn cảnh của cô học trò nghèo, giáo viên chủ nhiệm đã liên hệ đến báo Dân trí mong muốn được giúp đỡ.
Theo chân thầy cô giáo Trường THPT Thọ Xuân 5, tôi tìm đến gia đình em Hằng, ở thôn Hiệp Lực,( xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân) khi trời đã về chiều.
Căn nhà lụp xụp của gia đình Hằng nằm ở rìa cánh đồng. Gọi là nhà cho có nhưng thực ra chỉ như là một túp lều chật chội, ẩm thấp, trong nhà chẳng có tài sản gì đáng giá. Đây chính là chỗ chui ra, chui vào của 5 thành viên trong gia đình anh Lê Bá Truật và chị Nguyễn Thị Nhung, bố mẹ Hằng.
Hằng bảo, từ khi sinh ra ở trong căn nhà này chưa bao giờ được yên, ngày trời nóng bức cả gia đình phải ra gốc cây đầu ngõ đứng cho mát. Bố đi làm về cả buổi trưa không nghỉ được vì nóng, trời mưa nước lại ngập vào nhà, ướt quá nên cả gia đình lại phải chạy qua nhà ông bà tá túc. Em buồn lắm mà không biết làm gì được....
Sinh ra trong gia đình có 3 chị em gái, Hằng là con đầu, em thứ hai đang học lớp 7 và em út học lớp 2. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Hằng có tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C là 28 điểm, trong đó Văn 9 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,75 điểm. Đây là số điểm có cơ hội rất lớn để Hằng bước chân vào giảng đường đại học, thực hiện mơ ước của mình.
Hằng có 2 nguyện vọng đăng ký là ngành Quản trị nhân sự, Đại học Nội vụ Hà Nội và ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM. Khi được hỏi về mong muốn của mình, Hằng chia sẻ, nếu được đi học, em sẽ lựa chọn học ngành Báo chí.
“Từ hôm có điểm thi, biết không thể lo cho con tiếp tục học lên đại học được nữa, em thấy mẹ khóc rất nhiều. Em cũng đã nhiều lần tâm sự với bố mẹ cho em đi học, em sẽ tự làm thêm kiếm tiền trang trải việc học. Nhưng bố mẹ bảo, đi làm thêm cũng chỉ đủ tiền ăn ở, chứ không thể lo hết được, bố mẹ không thể gửi tiền học phí hàng tháng được.
Còn hai đứa em sau cũng không thể đi học tiếp nếu bố mẹ dồn cho em học, trong khi bố mẹ đang vật lộn từng ngày cho qua bữa. Em theo ý bố mẹ, sẽ không đi học mà ở nhà đi làm để phụ giúp bố mẹ nuôi em ăn học”, vừa nói, Hằng vừa cúi gầm mặt xuống, nước mắt lã chã rơi làm chúng tôi cũng khó cầm lòng.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng từ nhỏ, Hằng luôn là học sinh có nghị lực vượt khó. Năm lớp 8, em giành giải Nhì môn Văn cấp huyện, lên lớp 9 giành giải Khuyến khích môn Văn cấp tỉnh. Tiếp nối thành tích đó, năm lớp 11, Hằng giành giải Ba môn Văn cấp tỉnh và giải Khuyến khích liên môn. Sau mỗi buổi đi học về, Hằng thường giúp bố mẹ lo việc vặt trong nhà và dạy các em học bài.
Ngày nhận được thông tin về điểm thi, chưa kịp vui mừng với số điểm xét tuyển đại học thuộc vào tốp cao nhất của trường, Hằng lại rơi vào cảm giác buồn tủi khi gia đình không có điều kiện cho em theo học đại học. Mong ước cháy bỏng là được đi học đại học, được theo đuổi ước mơ có ngành nghề để cuộc sống sau này đỡ vất vả hơn, nhưng trước điều kiện gia đình không cho phép, Hằng chỉ còn biết khóc.
Cuộc sống khốn khó của gia đình người đàn ông phụ hồ
Anh Truật làm nghề phụ hồ nhưng cũng bữa no, bữa đói, công không đều, còn chị Nhung mới đi làm công nhân may. Trong khi đó, sức khỏe của anh Truật cũng không được tốt, thi thoảng anh hay bị ngất xỉu, còn chị Nhung cũng bị suy tim. Với công việc của vợ chồng anh Truật, lo đủ tiền ăn, mặc cho ba chị em cũng đã là vất vả lắm rồi.
“Thật sự là em rất muốn được học đại học để có kỹ năng tốt hơn và sau này có thể giúp đỡ bố mẹ và các em có một tương lai tốt hơn. Nhưng thực tế với hoàn cảnh gia đình hiện tại lại không cho em cơ hội được đi tiếp. Nếu có cơ hội được tiếp tục học đại học, em nhất định sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để có thể trở thành một nhà báo tốt, có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như em”, Hằng tâm sự.
Nghe cậu chuyện cháu tâm sự, bà Lê Thị Hương (70 tuổi), bà nội Hằng nghẹn ngào: “Ông bà mong muốn cho cháu được đi học, nhưng không có tiền mà ông bà lại già rồi, không biết lấy đâu ra tiền cho cháu đi học cả. Ước nguyện của ông bà là cháu được đi học có ngành nghề để không còn khổ như ông bà và bố mẹ nữa”.
Cô Lê Thị Châu, giáo viên chủ nhiệm của Hằng cho biết, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng Hằng là học sinh rất nghị lực và ý chí. Biết gia đình hoàn cảnh rất khó khăn nên trong quá trình học, nhà trường đã miễn các khoản đóng góp và thầy cô giáo bộ môn cũng dạy thêm miễn phí cho em.
Không chỉ là một học sinh giỏi toàn diện, Hằng còn tham gia mọi phong trào của lớp, trường rất nhiệt tình. Hằng xứng đáng là một tấm gương về sự nỗ lực, chăm chỉ học hành.
“Khi nhận được điểm thi, em có nói với cô là không đi học đại học, tôi rất bất ngờ và rất buồn. Tôi đã trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường và Công đoàn nhà trường động viên em và có gọi điện cho gia đình để trao đổi. Nhưng bố mẹ em cũng quá hoàn cảnh, không thể lo cho con ăn học đại học, nghĩ mà thương học trò, chỉ mong các mạnh thường quân giúp đỡ để em ấy có cơ hội được đến trường”, cô Châu chia sẻ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 3851: Em Lê Thị Hằng
Địa chỉ: Thôn Hiệp Lực, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
ĐT: 0357423367
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: [email protected]
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 6668882468
- Chi nhánh Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
" alt=""/>Nữ sinh tắt vụt ước mơ vào học ngành báo chí vì nhà quá nghèoLTS:Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết theo số liệu ước tính, tổng tỷ suất sinh năm nay của Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, tiếp tục giảm so với năm 2022 (2,01 con/phụ nữ) và ở dưới mức sinh thay thế. Nếu mức sinh tiếp tục giảm, theo dự báo của Liên Hợp Quốc, năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người. Đến năm 2700, Việt Nam chỉ còn vài chục nghìn người.
Tuy nhiên, áp lực chi tiêu, đặc biệt ở các thành phố, khiến nhiều gia đình "nhụt chí" sinh thêm con thứ hai. Đã qua rồi cái thời "trời sinh voi, trời sinh cỏ". Nuôi con càng ngày càng trở nên vất vả hơn vì có rất nhiều khoản phải chi tiêu. Mời bạn đọc cùng chia sẻ quan điểm về vấn đề này với chúng tôi.
Bài viết xin vui lòng gửi về hòm thư:[email protected].
Thú thực, vợ chồng tôi chả dư giả gì. Thu nhập hàng tháng của cả hai dưới 20 triệu. Lúc trước, chưa có con cái, mẹ chồng lại sống một mình dưới quê, từng ấy tiền sinh hoạt ở thành phố là tạm ổn. Đấy là vợ chồng tôi không phải đi thuê nhà. Nhà này là bố mẹ tôi cho hai vợ chồng.
Nhưng từ khi có con, chi tiêu tăng vọt. Nào là sữa, bột, thức ăn dặm… cái gì cũng tốn tiền. Thi thoảng con ốm, sốt, đưa đi viện thăm khám mà xót hết cả ruột. Sau được bạn bè mách, tôi mua bảo hiểm cho con nên cũng đỡ được chút. Hết thời gian nghỉ, tôi phải đi làm lại. Mẹ đẻ của tôi còn kinh doanh, nên không giúp tôi trông con được. Để bớt khoản tiền thuê ô sin, chồng tôi về quê thuyết phục mẹ chồng lên ở cùng.
Con được 2 tuổi, tôi cho đi nhà trẻ để bé có bạn chơi. Khổ cái là xung quanh khu này không có nhà trẻ nào giá rẻ, nên sau cùng, vợ chồng tôi quyết định chọn một cơ sở tầm trung, nhưng cũng tốn mỗi tháng 7 triệu. Mẹ chồng thấy các con vất vả, nên đưa cho tôi hết lương hưu của bà, khoảng 2 triệu. Mẹ đẻ thi thoảng sang thăm cũng cho tôi vài đồng để cải thiện bữa ăn.
Lúc trước, hễ cuối tuần, mẹ chồng tôi lại về quê để mua rau quả, thịt thà mang lên cho tiết kiệm. Quê chồng cách khoảng 30km, nhưng mẹ chồng lớn tuổi nên sau vài lần tôi đề nghị bà không đi lại như thế nữa. Nói dại, chẳng may bà có làm sao thì vừa khổ bà vừa khổ con. Tiết kiệm được vài đồng, thuốc men còn tốn kém hơn. Anh chị em chồng ở xa nên cơ bản cũng không thể nhờ vả được gì.
Gần đây mẹ chồng vài lần nhắc khéo vợ chồng tôi còn trẻ, nên sinh thêm con. Chồng tôi có khá đông anh chị em, nhưng anh cả mất khi chưa lập gia đình nên gánh nặng nối dõi tông đường được trao lại cho chồng tôi. Anh ấy thú thực là không quan tâm chuyện này, nhưng cũng thương mẹ nên đôi lần ướm hỏi tôi xem thế nào. Anh ấy muốn cho tôi quyền quyết định nên sinh con nữa hay không.
Không phải là tôi không quan tâm tới cảm xúc và suy nghĩ của mẹ chồng. Được ăn học tử tế nên tôi cũng thừa hiểu có con sớm sẽ tốt cho cả con và mẹ. Nhưng có điều, với mức thu nhập như thế này ở thành phố, tôi sợ không đủ tiền nuôi thêm con. Mà chắc gì tôi đã sinh được con trai, biết đâu lại "vịt giời" thì sao. Nếu vẫn "vịt giời", không lẽ tôi lại tiếp tục phải đẻ thêm đứa thứ ba, thứ tư…
Tôi đã suy nghĩ nhiều ngày nay mà mãi chưa quyết được. Sáng qua, tôi quyết định nói thật với mẹ chồng tất cả những nỗi lo của mình. Nghe xong, mẹ chồng buồn buồn bảo: “Con cứ quyết định, mẹ luôn mong có đứa cháu trai để nối dõi tông đường. Hai em trai của chồng con đều sinh con gái, hoàn cảnh lại khó khăn nên chả trông mong gì hơn, nhưng mẹ cũng không ép vợ chồng con”.
Nghe mẹ chồng nói, tôi thấy thương bà quá. Bà rất hiểu và cảm thông cho điều kiện của vợ chồng tôi. Hai cậu em chồng tôi đều có 2 con gái, gia cảnh cũng bình thường, giờ bảo sinh thêm thì đúng là "cạp đất mà ăn". Nói gì thì nói, nhà tôi vẫn khá khẩm hơn. Tôi không muốn mẹ chồng buồn, cũng muốn gánh vác cái nghiệp “nối dõi tông đường”, nhưng tôi vẫn chưa thoát được sự ám ảnh khi nghĩ tới chuyện sinh con thứ hai thì "cạp đất mà ăn". Càng nghĩ tôi lại càng cảm thấy đau đầu.
Các anh chị cho tôi lời khuyên với, tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả Ngọc Lan
Chuyện sinh con thứ hai chúng tôi chưa tính vì có rất nhiều lý do.
" alt=""/>Thu nhập dưới 20 triệu/tháng, sinh con thứ hai thì 'cạp đất' mà ăn